Nếu bạn đang quan tâm đến việc mua điều hòa âm trần, thì những chia sẻ kinh nghiệm thực tế dưới đây có thể giúp bạn cái nhìn rõ ràng hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Kinh nghiệm lựa chọn điều hòa âm trần
1.1 Phân biệt điều hòa âm trần cassette và nối ống gió
Điều hòa âm trần không chỉ có 1 loại giống như các loại điều hòa treo tường, áp trần hay tủ đứng). Trên thực tế, dòng điều hòa giấu trần có 2 loại có tên gọi là điều hòa âm trần cassette và nối ống gió với các đặc điểm khác nhau về số lượng cửa gió, hướng gió và khả năng làm mát/sưởi ấm. Điều hòa âm trần cassette chỉ có 1 cửa gió nhưng có thiết kế 8 hướng gió nên làm mát với phạm vi rộng. Trong khi đó, điều hòa âm trần nối ống gió lại chia thành nhiều cửa gió nhỏ nằm rải rác ở nhiều vị trí trong nhà.
Khi phân biệt được 2 dòng này, bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp với cấu trúc trần và bố trí mặt bằng công năng trong nhà và hiểu được lời tư vấn của nhân viên bán hàng/chuyên gia điện lạnh.
1.2 Lựa chọn công suất dựa trên diện tích
Bạn có thể tính toán được công suất của điều hòa dựa trên diện tích của căn phòng theo công thức: Công suất = S x 800.
Ví dụ: Một căn phòng có diện tích 15m2 nên lắp đặt điều hòa có công suất khoảng 12,000 BTU/h, cách tính như sau:
15m2 x 800 = 12,000 BTU/h
Hoặc bạn có thể tính được diện tích căn phòng phù hợp với công suất điều hòa theo công thức: Diện tích = Công suất / 800
Ví dụ: Nhân viên bán hàng tư vấn điều hòa âm trần có công suất 18,000 BTU/h cho căn phòng 15m2 của bạn. Bạn có thể xem xét lời tư vấn đó đúng hay không bằng cách áp dụng công thức trên. Theo đó ta có:
18,000 BTU/h / 800 = 22,5m2.
Như vậy, bạn không nên lắp điều hòa 18,000 BTU/h cho căn phòng rộng 15m2 của mình để tránh lãng phí điện năng tiêu thụ.
1.3 Đánh giá mức giá với các tính năng
Mức giá là một yếu tố không thể bỏ qua khi lựa chọn điều hòa âm trần. Hiện nay, giá của điều hòa âm trần khá cạnh tranh giữa các thương hiệu khiến bạn cảm thấy phân vân. Vậy thì, thay vì chỉ tập trung vào so sánh giá của các thương hiệu điều hòa, bạn nên cân nhắc mức chi phí đầu tư và các tính năng nhận lại.
Ngoài các tính năng cơ bản như làm lạnh/sưởi ấm, bạn nên quan tâm thêm về các công nghệ trong điều hòa như: điều hòa inverter sẽ giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn so với điều hòa mono, gas R32 thân thiện với môi trường hơn gas R22. Hay, điều hòa có các tính năng như hẹn giờ, tự động làm sạch, và lọc không khí để tăng thêm tiện ích cho quá trình sử dụng.
2. Kinh nghiệm lắp đặt và sử dụng điều hòa âm trần
2.1 Không nên tự lắp đặt
Việc lắp đặt điều hòa âm trần đòi hỏi kỹ thuật cao và phức tạp vì nằm ở bên trong trần giả, dàn lạnh có kích thước lớn, nhiều ống dẫn gió (với điều hòa âm trần nối ống gió),… Vì vậy, bạn nên để đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ lắp đặt nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả làm mát/sưởi ấm của điều hòa, tính thẩm mỹ của công trình.
2.2 Nên vệ sinh điều hòa định kỳ
Bạn nên thường xuyên vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh từ 3 – 6 tháng/lần để làm sạch các bộ phận, kiểm tra gas, giúp điều hòa hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt, dàn nóng đặt ngoài môi trường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, nước mưa, lá, các sinh vật nhỏ,… có thể gây ra nhiều vấn đề như: cục nóng điều hoà quạt không quay, quá nóng hoặc kêu to ù ù.
Cũng giống như việc lắp đặt, bạn không nên tự ý vệ sinh dàn lạnh và dàn nóng điều hòa để đảm bảo an toàn cho bản thân và thiết bị.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và sử dụng điều hòa âm trần.