Loãng xương là căn bệnh ngày càng phổ biến hiện nay. Trong đó chế độ dinh dưỡng là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng loãng xương của cơ thể. Cùng tìm hiểu các loại thực đơn cho người bị loãng xương được Kênh Reviews gợi ý qua bài viết sau.
Nội Dung Bài Viết
1. Thực đơn cho người bị loãng xương
Loãng xương nên ăn gì? là câu hỏi luôn được những nhiều người nhất là những người bị loãng xương quan tâm. Dưới đây là hai mẫu thực đơn đã được nghiên cứu và chứng minh là tốt cho người loãng xương.
Tham khảo nhiều hơn những thông tin về sức khỏe bổ ích TẠI ĐÂY nhé.!
1.1. Mẫu thực đơn 1 cho người loãng xương
Đây mẫu thực đơn dựa được đưa ra dựa trên mẫu thực đơn kiến nghị từ Học viện Dinh dưỡng Mỹ và Tổ chức loãng xương Quốc tế.
Thứ | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa ăn nhẹ | Bữa tối |
Thứ 2 | – 1 cốc ngũ cốc nguyên hạt. | – 1 bánh mì nguyên hạt thêm thịt bò xay (có thể thêm 1 lá rau diếp và 2 lát cà chua đỏ).- Salad xanh cùng 1 quả trứng luộc và 2 thìa dầu oliu.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – 1 quả cam.- 1 món ăn nhẹ giàu protein và canxi như phomai hay sữa chua. | – 2,5g ức gà.- ¾ bát cơm.- 1 bát bông cải xanh luộc.- 1 cốc sinh tố dâu tây với 2 thìa kem trứng. |
Thứ 3 | – 1 lát bánh mì nướng ngũ cốc với bơ.- 1 quả táo.- 1 cốc nước cam. | – Ớt chuông.- Salad xanh cùng 1 quả trứng luộc và 2 thìa dầu oliu.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – Quả mọng cắt lát như nho, dâu tây, việt quất… hoặc sữa chua với trái cây. | – 1 bát mì với gà nướng, bí ngòi, cà rốt, cà chua bi và 1 thìa dầu oliu.- Salad gồm bơ, dưa chuột, cà chua.- Sữa chua ăn kèm với quả mâm xôi. |
Thứ 4 | – Bột yến mạch chín dùng kèm sữa và phủ các loại hạt. | – Bánh mì kẹp thịt nướng, cà chua, rau diếp và dưa chuột.- 1 ly sữa NutriCare Bone.- 1 miếng dưa hấu. | – 1 quả táo.- 1 quả chuối. | – Bánh mì kẹp thịt gà hoặc thịt nạc, ớt chuông và hành tây.- Salad xanh phủ bơ hoặc phô mai. |
Thứ 5 | – Đậu phụ sốt rau xanh.- Khoai tây nướng phủ phomai. | – 1 bát cơm.- Ớt đỏ, cà rốt bào và cà chua.- 1 ly sữa NutriCare Bone.- 1 quả chuối hoặc táo. | – 1 cốc sinh tố trái cây trộn cùng sữa chua. | – 1 bắp ngô luộc.- Gà nướng áp chảo cùng bí ngòi, măng và nấm. |
Thứ 6 | – 1 bát ngũ cốc phủ dâu tây cắt lát.- 1 quả chuối. | – 1 bát súp ăn kèm nấm, gà, đậu phụ.- Cà rốt xào đậu và cần tây.- Salad xanh với xà lách và húng quế.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – 1 hộp sữa chua với trái cây cắt nhỏ. | – Mì spaghetti với gà nướng, tôm và bông cải xanh thái hạt lựu.- Món tráng miệng giàu canxi như sữa chua hoặc bánh pudding. |
Thứ 7 | – 1 bánh kếp phủ trái cây và pho mai.- 1 cốc sữa NutriCare Bone. | – 1 bát súp rau, đậu phụ có phủ phomai bào sợi.Salad gồm đậu đen, ngô và ớt đỏ.- 1 quả táo hoặc cam. | – 4 viên phô mai ít béo.- Snack khoai tây chiên giòn. | – Mì sợi ăn kèm rau chân vịt và phô mai ít béo.- Salad xanh. |
1.2. Mẫu thực đơn 2 cho người loãng xương
Trên cơ sở mẫu thực đơn ăn kiêng dành cho người loãng xương ở Địa Trung Hải, các nhà dinh dưỡng đã tạo ra mẫu thực đơn phù hợp với người Việt Nam dưới đây.
Thứ | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa nhẹ | Bữa tối |
Thứ 2 | – Sữa chua hoa quả phủ hạt óc chó.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – Salad đậu cùng hành tây, cà chua, giấm và rau húng quế. | – 1 quả cam.- 1 hộp sữa chua. | – Bánh mì nướng ăn kèm thịt băm xào cà chua và đậu que. |
Thứ 3 | – Salad cà chua và dưa hấu.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – Bánh mì kẹp cà chua, dưa chuột, thịt nướng. | – Quả mọng cắt lát như nho, dâu, việt quất… | – Bánh mì ăn kèm trứng nướng và cà chua. |
Thứ 4 | – Cháo yến mạch.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – Salad rau xanh, cà rốt, cam và bơ. | – 1 quả táo.- 1 quả chuối. | – Cá hồi sốt khoai tây và salad ngô. |
Thứ 5 | – Sữa chua hoa quả phủ hạt óc chó.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – Salad đậu trộn cà chua và pho mát. | – 1 cốc sinh tố trái cây trộn cùng sữa chua. | – Súp cà rốt, đậu, phomai sợi phủ phía trên. |
Thứ 6 | – Salad cà chua và dưa hấu.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – Bánh mì ăn kèm salad rau, cà chua và bơ. | – 1 hộp sữa chua với trái cây cắt nhỏ. | – Gà nướng phomai.- Salad rau xanh. |
Thứ 7 | – Cháo yến mạch.- 1 ly sữa NutriCare Bone. | – Bánh mì ăn kèm súp gà nấm. | – Quả mọng cắt lát như nho, dâu tây, việt quất… | – Bánh mì ăn kèm rau nướng và sốt đâu. |
2. Lưu ý trong chế độ ăn hằng ngày của người bị loãng xương
Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp xương chắc khỏe, từ đó cải thiện bệnh loãng xương. Tuy nhiên, có một số lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày sau mà người bệnh cần quan tâm.
- Ăn đúng lượng protein: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ ít protein sẽ dẫn tới làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều protein. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày, phụ nữ cần bổ sung 42g protein, nam giới cần bổ sung 52g.
- Bổ sung thực phẩm chứa canxi và vitamin D: canxi là khoáng chất quan trọng cấu tạo nên xương còn vitamin D là điều kiện cần thiết để giúp canxi, phospho gắn vào mô xương. Do đó, với người bị loãng xương cần phải bổ sung canxi, vitamin D qua một số loại thực phẩm như: trứng, sữa, tôm, cua, cá béo, rau màu xanh lá, các loại đậu, các loại hạt…
- Tránh ăn các chất xơ dư thừa: khi cơ thể tiêu quá nhiều chất xơ sẽ làm cản trở khả năng hấp thu các khoáng chất quan trọng với xương như canxi, phospho từ hệ tiêu hóa vào trong cơ thể. Chính vì vậy, xương thiếu khoáng chất dẫn đến loãng xương.
- Hạn chế rượu bia và caffeine: các chất kích thích như rượu, bia, cafe làm giảm mật độ khoáng chất của xương, xương mất đi sức mạnh. Nên thay vì uống chúng, hãy chọn những loại thức uống khác như nước ép cam, bưởi hay trà xanh.
- Hạn chế ăn mặn: các thực phẩm nhiều muối có hàm lượng cao natri, gây mất canxi của xương, làm xương bị lão hóa trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Vì vậy, người bị loãng xương không nên ăn mặn, chỉ nên ăn < 5g muối mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với người bị loãng xương. Để có thể hạn chế tình trạng xương bị loãng, người bệnh có thể áp dụng mẫu thực đơn dành cho người loãng xương đã được trình bày ở trên.